(Cập nhật lần cuối: 31/05/2024)
Khi trần nhà bong tróc, tính thẩm mỹ giảm đi rất nhiều. Đặc biệt, nếu không được xử lý triệt để nó còn có thể gây nguy hiểm cho mọi người sinh sống trong không gian đó. Trần nhà bị bong tróc phải làm sao? Đây chính là điều khiến nhiều người băn khoăn trong thời gian gần đây. Cùng Vật Liệu Nhà Xanh tìm hiểu để có giải pháp nhé.
Nguyên nhân nào khiến trần nhà bị bong tróc?
Những lớp vữa bong rụng lả tả khiến tính thẩm mỹ của căn nhà bị ảnh hưởng rất nhiều. Nó cũng khiến cuộc sống, sinh hoạt của mọi người trở nên bất tiện hơn.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp việc bong tróc trần nhà còn có thể gây nguy hiểm cho mọi người. Tình trạng này thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Mác vữa trát trần sử dụng loại kém, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Trần không được vệ sinh cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi thực hiện tát.
- Trần bê tông không bằng phẳng. Khi đó, lớp vữa trát lên sẽ không đồng đều, có thể rơi rụng xuống.
- Trần bê tông có độ bóng, trơn cao nên không đủ độ ma sát để vữa bám lên trần.
- Kết cấu công trình không thực sự vững chắc. Khả năng chịu lực kém khiến nó bị bong ra khi chịu tác động lực.
Trần nhà bị bong tróc phải làm sao?
Khi trần nhà bị bong tróc, bạn cần tiến hành khắc phục càng sớm càng tốt. CÁc bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1
Đâu tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để xử lý trần nhà. Các nguyên liệu cụ thể cần cho việc này như sau:
- Xi măng.
- Bàn xoa.
- Dàn giáo.
- Máy đục bê tông.
Bước 2
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bạn hãy tiến hành đục nhám. Lúc này, việc đục sẽ trú trọng vào vị trí trần bị bong tróc và cần trát lại. Điều này cũng đúng với trường hợp cần đóng kết lưới thép lên trần nhà bằng các loại vít và đinh.
>> Xem thêm: Điểm qua các loại la phông trần nhà đẹp nhất hiện nay.
Bước 3 trần nhà bị bong tróc phải làm sao?
Sau khi việc đục tạo nhám đã hoàn thành, bạn hãy sử dụng xi măng tinh trộn với nước để tạo thành loại bột hồ dầu đặc quánh dùng cho việc trát trần.

Dùng bay miết hồ dầu đặc quánh vào những vị trí trần có vấn đề. Những điểm này nên trát thành từng ô giãn cách, mỗi điểm hồ dầu cách nhau khoảng 10cm tạo thành từng ô vuông.
Đỉnh cao của điểm hồ dầu nên nhô xuống bên dưới với trần bê tông một đoạn không quá 1cm. Nếu không, có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của trần nhà.
Bước 4
Sau khi thực hiện, hãy chờ những điểm hồ dầu đó khô hoàn toàn. Tạo độ bám cần thiết cho bề mặt trần. Cuối cùng, hãy thực hiện đắp mốc trát khu vực trần cần trát. Hoặc thực hiện trên toàn bộ bề mặt trần nếu cần thiết.
>> Xem thêm: Cách vệ sinh trần nhà đơn giản và hiệu quả.
Bước 5
Trộn vữa mác xi măng sao cho đủ độ dẻo. Tuỳ theo yêu cầu công trình, bạn nên lựa chọn cẩn thận để có loại mác phù hợp và mang lại chất lượng tốt nhất.
Trong trường hợp trần chỉ lở chứ không có độ võng, bạn nên trát một lớp 1-2cm là được. Còn với trần võng lồi lõm, mức trần cần trát sẽ dày hơn 2cm. Lúc này bạn cần thực hiện việc trát 1, 2 lớp vữa trước. Sau đó mới trát và thực hiện xoa phẳng cẩn thận là xong.

Khi trát lớp vữa tiếp theo, hãy chắc chắn là lớp trước đó đã khô. Nếu không, độ kết dính không đủ sẽ trở thành nguyên nhân khiến trần bị bong tróc ngay sau khi mới hoàn thành.
Bước 6
Sau khi lớp vữa cuối cùng đã trát xong, thời gian bảo hành sẽ cách khi hoàn thành khoảng 1 ngày. Tuỳ thuộc vào thời tiết, bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này sao cho phù hợp.
Lớp vữa cuối cùng se mặt và hơi khô, hãy tiến hành xịt nước bảo dưỡng lên lớp vữa mới trát. Khi đó, bạn có thể dễ dàng tạo được độ kết dính cần thiết và đảm bảo lớp vữa bám được lâu dài.
Tìm hiểu về một số vật liệu xây dựng quen thuộc:
Có thể tự xử lý trần bong tróc tại nhà hay không?
Có thể thấy, việc trần nhà bị bong tróc là tình trạng nghiêm trọng với công trình. Do đó, mọi người cần có những kiến thức cần thiết để thực hiện việc này tốt nhất.
Tốt nhất, mọi người nên thuê những đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm của mình, những nhân viên sẽ giúp bạn trát tường phù hợp.
Không tự thực hiện trát tường để tránh làm giảm chất lượng công trình. Đặc biệt, nó còn có thể gây nguy hiểm cho mọi người nếu mảng trần mới trát không vay rơi xuống.
Lời kết

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về việc trần nhà bị bong tróc phải làm sao. Nếu bạn có điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Vật Liệu Nhà Xanh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI VẬT LIỆU NHÀ XANH
- Email: thegioivatlieu.net@gmail.com
- VP: R23 Dương Thị Giang, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
- Tel: 0347546889
Nguyễn Tuấn Anh là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu trang trí nội ngoại thất tại Nhà Xanh, với nhiều năm kinh nghiệm phân phối các loại vật liệu xây dựng xanh. Sản phẩm của Nhà Xanh luôn đảm bảo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời mang đến giải pháp vật liệu với giá thành cạnh tranh.
Với niềm đam mê và tìm hiểu không ngừng, Nhà Xanh luôn cập nhật xu hướng vật liệu trang trí mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, hợp tác cùng các chuyên gia thiết kế, kiến trúc để mang đến sản phẩm “Đẹp – Chất Lượng – Rẻ Nhất” cho khách hàng Việt Nam.
Tổng kho tại Thành phố Hồ Chí Minh
– R23 Dương Thị Giang, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tphcm
– Tel – Zalo: 0902890510 – 0347546889
———————————————-
Chi nhánh tại Quy Nhơn:
– 201 Ngô Mây, P. Quang Trung. Quy Nhơn
– Tel – Zalo: 0944781100