Thi công tấm Duraflex làm sàn chịu lực, vách ngăn trần chịu nước đã trở nên phổ biến rộng rãi trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay, Qua loạt bài mà chúng tôi giới thiệu về tấm Duraflex, đã có rất nhiều khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp thi công sàn, vách ngăn bằng tấm Duraflex.
Các câu hỏi thường đặt ra là:
- Nên ứng dụng tấm Duraflex với độ dày bao nhiêu để làm sàn nhà dân dụng hoặc làm nhà xưởng?
- Tải trọng chịu lực của hệ sàn và vách làm bằng tấm Duraflex?
- Với các công trình hiện hữu có kết cấu khác nhau thì thi công như thế nào?
- Nhà có khẩu độ lớn thì thi công ra sao?
- Những công trình nào thích hợp với phương pháp thi công bằng tấm Duraflex?
- Tấm Duraflex làm vách ngăn ngoài trời, có khả năng chống cháy chịu nước đươc không?
- Chi phí thi công ra sao khi sử dụng tấm Duraflex làm sàn vách trần thay cho các phương pháp truyền thống?
- Thời gian thi công, khả năng cách âm , chống dột , chống mối mọt khi sử dụng tấm Duraflex?
Để giải đáp cho những ý kiến trên, Thế Giới Vật Liệu xin giới thiệu bài viết hướng dẫn chi tiết cách thi công tấm Duraflex làm sàn, vách ngăn chịu nước với các công trình đã và đang ứng dụng thi công tại Việt Nam. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thông tin sơ lược về tấm Duraflex.
Tấm Duraflex là gì? Ứng dụng ra sao?
Tấm Duraflex là sản phẩm thuộc tập đoàn Saint Gobain Pháp – là một loại vật liệu nhẹ ưu việt trong xây dựng, có nhiều tính năng cách nhiệt, chống cháy, cách âm tốt, đặc biệt là khả năng chịu ẩm cao, bền thời tiết nên có thể sử dụng trong môi trường tiếp xúc nước như hồ bơi, phòng tắm .. và các ứng dụng thi công trần, tường sàn ngoài trời. Sản phẩm chống mối mọt, mục nát, chống phân rã lên đến 50 năm. Khắc phục những nhược điểm của vật liệu truyền thống như thời gian xây dựng lâu, tốn nhân công, phụ thuộc thời tiết, ….
Tấm Duraflex được sản xuất bằng hỗn hợp nguyên liệu xi măng Portland, Cát Silicate, và sợi Cellulose, được sản xuất dưới dạng tấm kích thước chuẩn 1,22m x 2,44m, độ dày linh hoạt từ 3,5 – 4,0 – 4,5 mm ứng dụng cho làm trần chịu nước cho đến những độ dày lớn hơn từ 6mm đến 20mm ứng dụng làm vách, sàn, tường ngăn trong nhà và ngoài trời. Các công trình được xây dựng nhanh chóng hơn nhờ vào việc lắp đặt các tấm Duraflex rất đơn giản, giúp đẩy nhanh thời gian thi công, là giải pháp vô cùng tiên tiến và hiệu quả cho các dự án cần đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Xem thêm: Tấm Duraflex là gì? Ứng dụng ra sao? Giá thành bao nhiêu?
Duraflex là một trong những sản phẩm hàng đầu được ưa chuộng trên thị trường xây dựng hiện nay, tấm Duraflex được khách hàng tin dùng để thi công các công trình như:
- Ứng dụng làm sàn giả, sàn nâng, gác lửng, sàn siêu nhẹ hay sàn kỹ thuật.
- Làm vách, tường ngăn trong nhà hoặc ngoài trời. Rút ngắn thời gian thi công tới 1/3 so với xây tường gạch truyền thống. Vật liệu có kết cấu nhẹ, giảm được tải trọng móng, từ đó tiết kiệm được chi phí thi công .
- Ứng dụng phổ biến trong các công trình làm nhà trọ, văn phòng cho thuê, nhà tiền chế, nhà kho, nhà xưởng, nhà lắp ghép. ứng dụng làm lam che nắng ngoài trời, làm hàng rào, sàn cầu thang, ốp tường.
- Làm trần nhà (có thể làm trần nổi hoặc trần chìm tùy theo kích cỡ của sản phẩm).
Bạn có biết:
Xốp dán tường 3D giả gạch là giải pháp trang trí nhà được ưa chuộng nhất hiện nay, giúp cải tạo các không gian cũ mang đến một không gian hoàn toàn mới cho căn nhà của bạn. Đặc biệt rất thích hợp thi công trang trí tường cũ, tường ẩm mốc bong tróc, tường vách xi măng, tấm thạch cao, kiếng, gỗ…thay cho việc sơn tường rất phức tạp và bụi bẩn. Hãy tìm hiểu xem vì sao sản phẩm này lại “HOT” đến vậy?
Chi tiết: Xốp dán tường 3D giả gạch trang trí nhà tuyệt đẹp giá rẻ
Thi công tấm Duraflex làm sàn gác, sàn nhà xưởng, sàn đúc giả
Tấm Duraflex hiện tại được ứng dụng khá rộng rãi nhờ vào những đặc tính ưu việt như bền chắc, chịu lực tốt và đặc biệt thi công nhanh gọn với chi phí thấp. Ngoài ra còn được dùng làm sàn đổ giả, thay thế sàn bê tông truyền thống.
Với độ bền và chịu trọng tải tốt, tấm Duraflex xứng đáng là loại vật liệu tốt nhất cho hạng mục sàn chịu lực.
Một lợi điểm nữa của tấm Duraflex làm sàn chính là rất nhẹ và đặc biệt thích nghi để chèn gác lửng trong cải tạo nhà thay sàn gác ván ép, làm nhà giả đúc, nhà có chung vách, nhà trọ…, với đặc tính chịu nước cực tốt, không bị mối mọt và thi công nhanh, chi phí thấp và tải trọng nhẹ nên không ảnh hưởng cấu trúc nhà.
Quy cách tiêu chuẩn quốc tế của tấm Duraflex lót sàn đó là rộng 1.22m, dài 2.44m với các độ dày từ 12,14,16,18,20 mm. Tùy theo yêu cầu kết cấu mà sử dụng hệ kết cấu sàn với độ dày phù hợp nhất cho công trình.
Cách thi công tấm Duraflex làm sàn cũng không có quá nhiều khó khăn như sử dụng các vật liệu khác. Cụ thể như sau:
Về hệ khung sắt thi công tấm Duraflex lót sàn
- Dùng sắt hộp, u,i,v tùy thuộc vào diện tích và công năng sử dụng sàn.
- Nếu khẩu độ nhà từ 4m trở lên thì thanh chính bằng I 120 trở lên để tránh bị võng và rung sàn.
- Dầm chính (đà ngang): là các thanh đứng (sắt U, I hoặc hộp) chịu lực theo phương dọc cách nhau từ 1200 mm tới 1500 mm một thanh.
- Dầm phụ: là các thanh ngang (sắt hộp hoặc C) chịu lực theo phương ngang cách nhau 407mm tới 610mm một thanh . Được liên kết hàn chồng lên mặt dầm chính.
- Khung xương được thiết kế để liên kết với nhau bằng mối hàn hoặc liên kết bằng bản mã sắt.
- Tổng chiều dày cho dầm chính+ dầm phụ cho các công trình có khẩu độ lớn từ 150mm tới 250mm.
- Nếu khổ độ dưới 4m thi chỉ cần dùng sắt hộp 5cm x 10cm hàn giằng 1 lớp là đủ.
- Thanh chính : chịu lực theo phương dọc thường thì dùng U,I, hộp dày.
- Thanh phụ: là thanh hộp, chịu lực theo chiều ngang toàn bộ hệ khung được liên kết với nhau bằng các mối hàn.
- Hệ khung chính cách nhau 1220mm, đà phụ cách nhau 407mm , hoặc có thể đan hệ xương 61cm x 61cm, 40,7 cm x 40,7 cm.
Đưa tấm Duraflex vào hệ khung, 4 cạnh tấm phải nằm trên xương, đặt tấm cách nhau 2-3mm tránh sự kho ngót và giãn nở của vật liệu. Sử dụng viết tự khoan dài 4 cm, hoặc vít bắn tôn – (với vít bắt tôn nên khoan mồi trước để vít âm xuống). Khi bắt vít cách mép tấm 1,5cm để tránh vỡ mép tấm.
Sau đó, lau sạch bề mặt tấm và đưa thêm thanh chèn vào khe nối trước khi bơm keo vào khe hở để tiết kiệm lượng keo cần sử dụng và tiến hành trải thảm, lót sàn gỗ, sàn nhựa… Nếu lót gạch men thì không cần thiết phải xử lý khe hở bằng keo vì hệ vữa sẽ trám kín toàn bộ các khe hở.
Tiến hành trải lưới chống nứt để tạo sự liên kết giữa hệ vữa và bề mặt tấm, chống hiện tường nứt vữa và gia tăng sự đàn hồi cho hệ vữa, cố định lưới bằng vít đầu dù và tiến hành trãi vữa, lót gạch nền. Việc trãi thêm lớp vữa dày từ 3 – 4cm sẽ giúp cho hệ sàn bằng tấm Duraflex thêm chắc chắn và ổn đinh.
Sau khi lắp đặt tấm sàn Duraflex vào hệ khung sắt, tiến hành bắt lưới, trải vữa và hoàn thiện bằng lót gạch men.
Xem thêm: Keo dán gạch Sika cho tấm Duraflex chất lượng cao giá rẻ
Xem video hướng dẫn chi tiết thi công sàn bằng tấm Duraflex
Thi công tấm Duraflex làm vách ngăn trong nhà, ngoài trời
Thi công vách ngăn, tường ngăn bằng tấm Duraflex hiện đang là xu hướng của các công trình xây dựng nhờ các ưu điểm vượt trội như: giảm tải trọng công trình, tính cơ động cao giúp giảm thời gian thi công, giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình.
Ngoài ra tính năng của vách ngăn, tường ngăn bằng tấm Duraflex tốt hơn so với tường gạch giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn như: độ thẩm mỹ cao, chịu ẩm ướt, chống thấm nước tốt, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, có thể treo các vật nặng như tivi, kệ tủ, bồn rửa mặt…
Xem thêm: Tấm Duraflex làm vách ngăn ngoài trời có bền không?
Yêu cầu kỹ thuật khi thi công tấm Duraflex làm vách ngăn, tường ngăn
- Khung xương khi lắp phải đúng kích thước, kỹ thuật. Tại vị trí mối nối của 2 tấm Duraflex phải có khung xương chịu lực để tránh hiện tượng nứt khi xử lý mối nối.
- Các tấm khi lắp đặt vào khung xương phải sắp xếp so le để đảm bảo độ vững chắc của khung xương.
- Đảm bảo vị trí và kích thước khi bắn vít phải đúng kỹ thuật tránh bể mẻ cạnh.
Các bước thi công vách ngăn, tường ngăn bằng tấm Duraflex.
Trong phần hướng dẫn này, Thế Giới Vật Liệu Nhà Xanh sử dụng hệ khung xương thông dụng U75 hoặc C76 và tấm DURAflex 6mm – 8mm ốp 2 mặt để làm vách ngăn cho văn phòng.
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt khung xương bằng máy Lazer
– Xác định vị trí lắp đặt thanh ngang và thanh dọc bằng máy Lazer cho độ chính xác tuyệt đối. Sử dụng dụng cụ bật mực chuyên dụng để đánh dấu các vị trí lắp đặt thanh theo tia lazer.
Bước 2: Lắp đặt thanh ngang C76 dưới sàn và trên trần
- Tiến hành khoan lỗ và bắt tắc kê sắt cố định thanh ngang U75 (Tùy thuộc vào độ dày thiết kế của vách ngăn để chọn lựa kích thước thanh C52, C64, C76, C92 hoặc C102).
- Các tắc kê sắt được lắp so le và cách nhau max = 400mm và cách mép 50mm. Lắp đặt thanh C76 ngang vào hệ trần. Độ lệch cho phép giữa thanh U trên và dưới là 2mm.
- Lắp đặt thanh ngang C76 lên sàn bằng tắc kê thép
- Tắc kê thép cách nhau max=400mm
Bước 3: Lắp đặt thanh dọc U75
Lắp đặt thanh dọc U75 vào tường bằng tắc kê sắt (Sử dụng các thanh dọc U51, U63, U75, U90 hoặc U100 tương ứng với kích thước thanh U ngang). Khoảng cách giữa các thanh dọc là 610mm (hoặc 406mm hay 305mm) tùy vào loại tấm và bề dày vách.
- Sử dụng vít dù hoặc đinh rivet để liên kết thanh dọc và thanh ngang. Độ hở của thanh dọc trên và dưới ≤ 5mm.
- Khoảng cách giữa các thanh dọc là 610mm (hoặc 406mm hay 305mm) tùy vào loại tấm và bề dày vách
Bước 4: Lắp đặt thanh ngang phụ C76
– Lắp đặt các thanh phụ C76 bằng vít dù hoặc đinh rivet với khoảng cách 610mm (hoặc 406mm hay 305mm) tùy vào loại tấm và bề dày vách. Các thanh phụ giúp khung xương thêm chắc chắn và tránh được tình trạng nứt mối nối ngang của vách Duraflex sau khi sơn bả.
Bước 5: Bố trí đường ống và lắp đặt các thiết bị điện nước.
– Việc bố trí đường ống điện nước âm tường phải thực hiện trước khi thi công lắp đặt tấm để dể lắp đặt và tăng độ thẩm mỹ.
Bố trí đường ống và lắp đặt các thiết bị điện nước.
Gia cố vị trí cửa
– Tại vị trí cửa đi sẽ chịu nhiều lực tác động nên cần phải gia cố kỹ để tránh hiện tượng nứt vách.
- Cố định thanh ngang C76 dưới sàn và trên trần. Cắt và bẻ vuông thanh U với khoảng cách 30mm.
Ghép 2 thanh C76 để gia cố thanh đứng làm đố bắt bảng lề cửa.
- Liên kết thanh đứng và thanh ngang bằng vít dù hoặc đinh rivet. Sau đó kiểm tra lại độ thẳng cạnh của thanh đứng.
- Sau khi gia cố vị trí cửa đi (nếu có) sẽ tiến hành lắp đặt tấm Duraflex.
Bước 6: Lắp đặt các tấm Duraflex
- Các tấm Duraflex 6mm hoặc 8mm được lắp so le với nhau với khoảng cách 1 khung xương 610mm (hoặc 406mm hay 305mm). Khoảng hở tại vị trí mối nối là 3-5mm.
- Khoan lã và bắn vít đen chuyên dụng để liên kết tấm Duraflex vào hệ khung xương. Khoảng cách vít bắn tấm là 200mm đối với hàng vít cạnh tấm và 300mm đối với hàng vít phía trong. Vị trí bắn vít cách góc ≥ 50mm và cách mép tấm ≥ 12mm.
- Khoảng cách vít bắn tấm là 200mm đối với hàng vít cạnh tấm và 300mm đối với hàng vít phía trong
- Vị trí bắn vít cách góc ≥ 50mm và cách mép tấm ≥ 12mm.
Bước 7: Xử lý mối nối tấm xi măng Duraflex và che đầu vít
Tiến hành xử lý mối nối tấm xi măng bằng keo xử lý mối nối chuyên dụng Jade” Solution. Sử dụng keo xử lý mối nối để che bít tại các đầu vít.
- Sau khi xử lý mối nối hệ vách ngăn tấm Duraflex. Tiến hành sơn hoặc sử dụng giấy dán tường để hoàn thiện bề mặt vách.
- Sử dụng vít treo vật nặng Hilti để lắp đặt các thiết bị lên vách ngăn bằng tấm Duraflex như: tivi, kệ tủ…
- Hệ vách ngăn, tường ngăn Duraflex có khả năng chịu được vật nặng 30-40kg tại một điểm treo vật.
Xem: Hướng dẫn xử lý mối nối tấm xi măng bằng keo Jade Solution để nắm rõ các bước thi công.
Tham khảo video hướng dẫn thi công vách ngăn Duraflex:
Thi công tấm Duraflex làm trần trang trí chịu nước
Hiện nay, công nghệ thi công trần nhà bằng tấm Duraflex ngày càng từng bước chuyên nghiệp hóa, nâng cao cả về chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Trần nhà Duraflex đáp ứng được sự đỏi hỏi, tỉ mỹ cao của những khách hàng khó tính nhất. Thi công Duraflex làm trần không những giúp căn nhà của bạn sang trọng hơn, bền đẹp hơn nó còn có thể ngăn bụi bẩn, ẩm mốc và thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người.
Xem thêm: Tấm Duraflex làm trần chịu nước có những lưu ý gì?
Sau đây sẽ là quy trình chuẩn khi thi công trần nhà bằng tấm Duraflex:
1.Cách thi công phần khung xương chịu lực
- Bước 1: Bạn cần xác định chính xác độ cao của trần rồi dùng thước nivo hoặc máy laze để lấy số độ cao của tường. Tiếp theo bạn cần đánh dấu các vị trí cần thiết, nên đánh dấu những điểm cần lưu ý ở dưới tấm trần rồi xác định vị trí thanh viền tường bằng cách búng mực.
- Bước 2: Thanh viền tường cần phải chắc chắn, bạn hãy cố định nó vào vách tường theo độ cao đã tìm hiểu ban đầu. Để chắc chắn thành viền tường bạn bắt vít hoặc đóng đinh cho cố định nhưng với khoảng cách không quá 0,3m.
- Bước 3: Bạn cần để ý khoảng cách giữa điểm treo tối đa từ 1m-1,2m và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 0,4m. Đối với những trần bê tông bạn có thể dùng khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở 8 hoặc 10 lỗ. Tiếp bạn dùng ty ren 8 hoặc 10 liên kết với các điểm bạn vừa khoan. Cuối cùng bạn cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần.
- Bước 4: Bạn hãy sắp xếp các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của ty ren, khoảng cách chuẩn là 1m-1,2m
- Bước 5: Bạn lắp thanh chính và ty ren đã treo trước đó bằng ốc 8 hoặc 10 để hãn trên và dưới thanh chính. Thanh chính đã ổn định, bạn lắp xương phụ, khoảng cách chuẩn là 0,46m, thanh phụ liên kết với thanh chình bằng các khấc có sắn trên thanh chính và chốt thanh phụ.
- Bước 6: Sau khi lắp đặt xong bạn cần chỉnh lại các thanh cho khung trần được phẳng. Sau đó kiểm tra lại độ cao của trần bằng laze hoặc ống nivo để thi công đạt hiệu quả.
- Bước 7: Căn chỉnh khung trần xong bạn có thể lắp tấm lên khung, đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ kiện liên kết tấm vào khung bằng vít. Các tấm cần được lắp đặt so le nhau để tăng khả năng chịu lực. Khoảng cách giữa cách vít chia đều từ 30 – 40cm.
2.Hoàn thiện trần Duraflex
- Bước 1: Phải ghép các tấm lại với nhau tạo bề mặt phẳng, chừa khe hở giữa 2 tấm với khoảng cách 2 – 3 mm.
- Bước 2: Xử lý các khe giữa 2 tấm bằng keo chuyên dụng Jade Solution và băng keo giấy hoặc băng keo lưới.
- Bước 3: Hòa bột bả Matit với nước để thi công tấm Duraflex. Bạn phải hòa thật đều và từ từ cho đến khi hỗn hợp không bị đóng cục nhỏ.
- Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa hòa bả vào tấm Duraflex. Hãy làm đi làm lại để đạt chất lượng tốt nhất. Nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần.
- Bước 5: Sau khi bả đều lên tấm Duraflex hãy chờ khô hẳn rồi dùng giáp 150 hoặc 180 bề mặt trần mịn hơn, không còn những chỗ nhấp nhô khi bả.
- Bước 6: Sơn lớp sơn nước cuối cùng để có trần nhà Duraflex đẹp nhất.
Bước 6. Thi công hoàn thiện bề mặt tấm Duraflex
Sơn bề mặt:
- Sử dụng khăn ẩm lau khô và sạch bề mặt.
- Sơn một lớp sơn lót và chờ khô. Lớp sơn lót nhắm mục đích tạo phẳng trên bề mặt cho việc sơn các lớp sau và tăng thêm độ bền cho bề mặt tấm.
- Sơn một lớp sơn nước hay sơn acrylic để làm phẳng bề mặt và chờ lớp sơn khô.
- Sơn phủ 2-3 lớp. Khi sơn cần chờ từng lớp sơn khô trước khi sơn tiếp lớp sơn tiếp theo để tránh những đường rạng của sơn.
Ốp gạch:
- Lau khô và sạch bề mặt bằng khăn ẩm.
- Làm phẳng toàn bộ bề mặt bằng lớp keo dán gạch + lưới thép được liên kết chắc chắn vào vách ngăn.
- Dán gạch chuẩn xác trên bề mặt tấm.
Dán giấy:
- Lau khô và sạch bề mặt tấm bằng khăn ẩm.
- Tạo phẳng bề mặt bằng lớp sơn lót và chờ khô để tăng độ bền cho tấm.
- Dán lớp keo chuyên dùng lên bề mặt.
- Dán theo chiều đứng của giấy.
Trên đây là những giới thiệu chung về cách thi công tấm Duraflex làm sàn trần vách đúng kỹ thuật và đảm bảo tính mỹ thuật cao nhất. Để có những công trình hoàn toàn ổn định về độ bề và chất lượng cho từng kết quả thi công hãy liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ về kỹ thuật cũng như các vấn đề khác.
Vật tư phụ chuyên dụng thi công
Phụ kiện là những loại vật liệu tham gia vào quá trình lắp đặt thi công, không nằm trong kết cấu sản phẩm chính nhưng có tác dụng rất lớn trong suốt quá trình thi công mang lại kết quả tốt nhất cho công trình.
Đóng một vai trò quan trọng, phụ kiện chuyện dụng và dụng cụ thi công không thể vắng mặt. Đối với vai trò của phụ kiện là hỗ trợ thêm cho sản phẩm chính, đồng bộ hóa quy trình và chất lượng tạo nên tính thẩm mỹ và tiết giảm thời gian thi công cho toàn bộ công trình…. giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất và nhanh chóng nhất, đạt mọi tiêu chuẩn khắc khe nhất trong xây dựng hiện đại.
Sàn nhựa giả gỗ Vinyl
Sàn nhựa giả gỗ Vinyl thế hệ mới (có keo dán sẵn) là loại vật liệu hoàn hảo có khả năng chịu nước và chống trầy xước cực tốt, được dùng để lót sàn nội thất thay cho sàn gỗ, sàn gạch giả gỗ, ốp lamri chân tường. Đặc biệt, loại sàn giả gỗ này rất thích hợp dùng để ốp trực tiếp lên bề mặt sàn bằng tấm cemboard, nền mặt men cũ…rất tiết kiệm chi phí và thời gian thi công và đang là sản phẩm “HOT” nhất hiện nay (Xem chi tiết)
Sơn giả gỗ cao cấp Lotus
Sơn giả gỗ cao cấp LOTUS có chứa 100% chất Acrylic đặc biệt gốc nước, đã được sản xuất và ứng dụng thi công sơn phủ bề mặt các loại vật liệu giả gỗ, tấm Cemboard. Đặc biệt ứng dụng thi công cho các hạng mục sơn phủ sàn, trần, vách ngăn trang trí vân gỗ trong nhà và ngoài trời.
Với sắc tố màu đặc biệt, sơn giả gỗ LOTUS có khả năng chịu mưa nắng tốt, không độc hại, cho lớp sơn siêu bền, tới hơn gấp 5 lần so với các loại sơn khác. Sơn cho bề mặt nhẵn mịn, độ bám bụi thấp, tạo vân gỗ tuyệt đẹp, đáp ứng được mọi phong cách thiết kế và yêu cầu kỹ thuật khắc khe của mọi công trình. (Xem chi tiết)
Keo dán gạch Sika
Là loại vữa keo cao cấp trộn sẵn, có độ dẻo cao, chống trơn trượt và có độ bám dính tuyệt vời và bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết.
Đặc biệt, keo dán gạch Sika rất thích hợp ứng dụng thi công trên bề mặt tấm xi măng Cemboard, đã được Thế Giới Vật Liệu ứng dụng thi công thực tế và nhận thấy có rất nhiều ưu điểm nổi trội mà các sản phẩm khác không thể thay thế được. (Xem chi tiết)
Lưới tô tường chống nứt
Lưới tô tường chống nứt – Lưới thép đổ sàn bê tông là loại lưới chuyên dụng để chống nứt sàn, tường. Là giải pháp tối ưu để chống nứt các mạch vữa tiếp xúc với các bề mặt vật liệu có kết cấu khác nhau.
Lưới thép tô tường chống nứt, đổ sàn bê tông thường dùng trong việc tô tường, đúc sàn giả bê tông. Đặc biệt thích hợp cho việc trãi vữa lát gạch men lên bề mặt tấm Cemboard ứng dụng chống nứt tường, đổ sàn bê tông, sàn Cemboard giả đúc.(Xem chi tiết)
Vít bắn sàn vách Dinosaur
Là loại vít chuyên dụng để thi công tấm Cemboard làm sàn, trần, vách ngăn. Với cấu tạo đặc biệt nên vít bắn Dinosaur sàn có khả năng tự làm phẳng bề mặt tấm và khả năng khoan xuyên thủng các thanh sắt có độ dày 3mm, không gỉ sét. (Xem chi tiết)
Keo xử lý mối nối
Keo Jade’s Solution là loại keo chất lượng cao chuyên dụng xử lý mối nối tấm xi măng Cemboard , giải quyết triệt để vấn đề nứt mối nối trên thị trương hiện nay, là giải pháp toàn diện cho việc thi công trần chìm và vách ngăn đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.
Keo xử lý mối nối Jade’s Solution được sản xuất riêng biệt dùng để che phủ các đầu vít, khớp các mối nối hoặc sửa chữa những lỗ hổng trên bề mặt tấm xi măng Cemboard. Cung cấp một bề mặt mịn, không bị vết nứt mỹ thuật khi đưa công trình vào sử dụng. (Xem chi tiết)
Nguyễn Tuấn Anh là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu trang trí nội ngoại thất tại Nhà Xanh, với nhiều năm kinh nghiệm phân phối các loại vật liệu xây dựng xanh. Sản phẩm của Nhà Xanh luôn đảm bảo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời mang đến giải pháp vật liệu với giá thành cạnh tranh.
Với niềm đam mê và tìm hiểu không ngừng, Nhà Xanh luôn cập nhật xu hướng vật liệu trang trí mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, hợp tác cùng các chuyên gia thiết kế, kiến trúc để mang đến sản phẩm “Đẹp – Chất Lượng – Rẻ Nhất” cho khách hàng Việt Nam.
Tổng kho tại Thành phố Hồ Chí Minh
– R23 Dương Thị Giang, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tphcm
– Tel – Zalo: 0902890510 – 0347546889
———————————————-
Chi nhánh tại Quy Nhơn:
– 201 Ngô Mây, P. Quang Trung. Quy Nhơn
– Tel – Zalo: 0944781100