Nhược điểm của tấm Cemboard và các lỗi thường gặp khi thi công vật liệu này là gì, và các biện pháp khắc phục ra sao? Chúng ta cùng phân tích nhé!
Hiện nay, thay vì sử dụng các vật liệu sàn truyền thống như ván ép, MDF, đổ bê tông, khách hàng đang có xu hướng lựa chọn tấm Cemboard. Với đặc điểm gọn nhẹ, linh hoạt, độ bền cao, dễ dàng lắp đặt, sản phẩm đang ngày càng phổ biến tại những công trình kiến trúc khác nhau.
Tấm Cemboard làm sàn trần vách ngăn chịu nước, cách nhiệt là giải pháp mới được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động xây dựng hiện nay, mang lại nhiều hiệu quả về lợi ích kinh tế với nhiều tính năng ưu việt. Là một vật liệu xanh được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng tại Việt Nam. Ví dụ như: làm tấm lót sàn nhà, làm tường ngăn, làm vách ngăn, trần nội ngoại thất chịu nước chống cháy. Với giá thành hợp lý, chất lượng vượt trội so với sản phẩm tương đương.
Tấm Cemboard là gì?
Tấm Cemboard được viết tắt trong từ tiếng Anh “Cement Board” còn được gọi là tấm xi măng – là loại vật liệu nhẹ có kết cấu chủ yếu bằng xi măng Portland và sợi gỗ Celllulose. Sản phẩm được sản xuất theo từng tấm có kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 hoặc 1mx2m với nhiều độ dày mỏng khác nhau, mỗi độ dày sẽ được ứng dụng thi công cho từng hạng mục riêng biệt như lót sàn, làm tường bao, vách ngăn chống cháy chịu nước, làm trần lợp mái ngoài trời….
Với những tính năng như trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, chịu nước và chống cháy tốt. Tấm Cemboard đã trở thành sản phẩm đa dụng không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng tại thị trường Việt Nam, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được thời gian lắp đặt và chi phí thi công, được tin dùng để thay thế cho vật liệu truyền thống tại hàng loạt công trình lớn nhỏ.
CÁC LOẠI TẤM CEMBOARD
Tấm Cemboard có nhược điểm không?
Bất cứ loại vật liệu nào cũng có 2 mặt ưu điểm và khuyết điểm, các đơn vị kinh doanh thường chỉ tập trung đưa các thông tin quảng cáo các ưu điểm mà không phân tích rõ các nhược điểm của tấm Cemboard và các giải pháp khắc phục hạn chế những nhược điểm này.
Chính vì điều này, trong một số trường hợp, vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, các nhà thầu và thợ thi công đã gặp một số phiền toái không mong muốn khi nghiệm thu công trình.
Qua quá trình tư vấn thi công cho khách hàng và đi khảo sát thực tế đánh giá chất lượng công trình ứng dụng tấm Cemboard Thái Lan làm hệ sàn, trần vách nhẹ tại thị trường Việt Nam thì chúng tôi nhận thấy rằng, nhược điểm của tấm Cemboard là không đáng kể
Điều quan trọng là, trong quá trình thi công tấm Cemboard , rất nhiều thợ thi công hay gặp phải những lỗi đơn giản gây cho chủ đầu tư nhiều phiền phức, và phải khắc phục gây ra tốn kém chi phí và kéo dài thời gian xây dựng. Để hạn chế những phiền phức không đáng có này , bạn cần chú ý và nắm rõ các ưu nhược điểm của tấm Cemboard để tránh những lỗi thông dụng này.
Thế Giới Vật Liệu sẽ phân tích chuyên sâu các nhược điểm của tấm Cemboard và các lỗi thường gặp khi thi công vật liệu này và đưa ra các biện pháp khắc phục để giúp việc thi công tấm Cemboard luôn đảm bảo chất lượng cho công trình ngay từ đầu.
Nhược điểm của tấm Cemboard và các giải pháp khắc phục
Nhược điểm thứ nhất: Kích thước cồng kềnh, gây khó khăn khi vận chuyển
Tấm Cemboard được sản xuất với kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 1m22 x 2m44 với nhiều độ dày mỏng khác nhau từ 3.5mm đến 20mm tương ứng với cân nặng từ 16kg đến 90kg.
Do vậy, trong một số trường hợp sẽ tạo ra khó khăn nhất định trong việc vận chuyển đến các công trình cao tầng hoặc các vùng sâu vùng xa vì kích thước cồng kềnh hoặc tính toán sai gây ra thiếu hụt tấm.
Giải pháp khắc phục:
Đối với số lượng tấm cần thi công, bạn nên tính toán dư số lượng 1-2 tấm so với diện tích đã tính toán đễ phòng ngừa các trường hợp thiếu hụt cho cắt gọt
Đối với các công trình cao tầng, không có phương án vận chuyển nguyên tấm lên cao, bạn có thể cắt đôi tấm ra để dễ dàng vận chuyển.
Nhược điểm thứ hai: Khe nối giữa các tấm có thể bị nứt nếu không xử lý đúng cách
Một vấn đề cần lưu ý khi thi công tường, vách ngăn, trần bằng Cemboard là việc xử lý khe nối giữa các tấm sao cho không bị nứt sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Nhiều trường hợp vách tấm Cemboard mới đưa vào sử 1 thời gian ngắn đã bị nứt mạch, góc vít khiến công trình bị thấm dột. Để giải quyết vấn đề này, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình keo xử lý mối nối tấm Cemboard bằng keo xử lý mối nối chuyên dụng.
Biện pháp khắc phục:
Qua nhiều nghiên cứu thấy rằng keo xử lý chống nứt mối nối tấm Cemboard hay Keo Jade’s Solution là loại keo với tính năng đặc biệt như độ đàn hồi cao, độ uốn tốt, kết dính tốt do đó khả năng chống nứt mối nối tấm Cemboard là tốt nhất.
Nhược điểm thứ ba: Nhạy cảm với dao động kết cấu của tòa nhà
Một số nhà thầu đã không tính toán kỹ hoạt tải tác động trực tiếp đến công trình nên trong quá trình sử dụng đã phát sinh các vấn đề về sàn bị rung, vách nứt mối nối, vật liệu co giãn gây ra hiện tượng cong vênh bề mặt.
Biện pháp khắc phục:
Đối với các công trình xây dựng trên nền địa chất yếu cần gia cố móng cẩn thận, cần tính toán phân bổ hợp lý hệ khung sắt chịu lực, gia cố các vị trí chịu hoạt tải nhiều, các tấm Cemboard khi lắp đặt cần tạo khe hỡ từ 2mm đến 5mm để tạo không gian cho sự co giãn của vật liệu khi thời tiết thay đổi.
Nhược điểm thứ 4: Cần hoàn thiện bề mặt sau khi lắp đặt
Nhược điểm của tấm Cemboard là có bề mặt còn thô nên cần phải ốp gạch, sơn phủ trước khi đưa vào sử dụng.
Biện pháp khắc phục:
Đối với vách: có thể sử dụng giấy hoặc xốp dán tường thay sơn, loại vật liệu này nhẹ, thi công đơn giản, có khả năng co giãn nên không cần xử lý môi nối vách ngăn. Giá thành xốp dán tường hiện nay khá rẻ, chỉ từ 22.000/m2, rẻ hơn việc thi công sơn nước khá nhiều
Đối với sàn: Có thể lót phủ bằng sàn nhựa giả gỗ, loại có keo sẵn hoặc hèm khóa ghép.
Điều thuận lợi của phương pháp này là giá thành thấp, có thể dễ dàng tháo dỡ di dời, tiết kiệm chi phí đầu tư khá nhiều.
Nhược điểm thứ 5: Khả năng chịu lực theo phương ngang yếu
Khả năng chịu lực của tấm Cemboard theo phương ngang (chiều dài 2m44) sẽ yếu nếu tấm không nằm gối hoàn toàn trên hệ khung sắt
Biện pháp khắc phục:
Cần thi công hệ khung xương chịu lực đúng theo hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất, 4 cạnh tấm cần được đặt gối lên khung sắt, đồng thời bên trong cần có các thanh sắt gia cố chịu lực, khoảng cách bố trí các khung sắt tối đa là 61cm x 122cm.
Nhược điểm thứ 6: Tấm có khả năng bị vỡ góc cạnh khi bắn vít liên kết với khung
Điều này thường xảy ra khi thi công tấm Cemboard có độ dày từ 6mm trở xuống.
Biện pháp khắc phục:
Nên bắt vít cách cạnh tấm tối thiểu 2cm từ cạnh tấm, cách góc vuông tấm tối thiểu 5cm theo cả chiều ngang và dọc, sử dụng vít chuyên dụng để việc thi công đảm bảo chất lượng.
Nhược điểm thứ 7: Không dễ tháo ráp sau khi hoàn thiện
Tấm Cemboard là sản phẩm không có tính linh hoạt cao, bởi vì bạn khó tháo ráp sản phẩm này sau khi đã lắp đặt hoàn thiện.
Biện pháp khắc phục:
Nắm được nhược điểm của tấm Cemboard này, nên trong quá trình làm, bắt buộc người thi công phải làm việc thật tỉ mỉ, chu đáo, xong một công đoạn rồi mới bắt đầu một công đoạn khác, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng phải tháo sản phẩm ra rồi ráp lại rất khó xử lý, tốn kém thời gian và chi phí .
Nhược điểm thứ 8: Tấm Cemboard bị thấm nước
Thi công vách ngăn tường bao bên ngoài hoặc làm sàn sân thượng, làm mái lợp bị thấm nước sau 1 thời gian sử dụng
Biện pháp khắc phục
Tấm Cemboard chỉ có khả năng chịu nước chứ không có khả năng chống thấm nước, nghĩa là nước vẫn có thể thẩm thấu qua bề mặt tấm nhưng sẽ không làm giãn nỡ hay ảnh hưởng chất lượng tấm, chúng ta cần phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn và áp dụng việc thi công đúng cách.
Giải pháp tốt nhất là cần sơn phủ các phụ gia chống thấm chuyên dụng nếu công trình thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trước khi hoàn thiện sơn phủ bề mặt tấm.
Nhược điểm thứ 9: Giá thành vách ngăn Cemboard 2 mặt tương đương tường gạch xây
Hiện thời, giá thành thi công vách ngăn 2 mặt bằng tấm Cemboard dày 6mm hoặc 8mm dao động từ 150.000 – 250.000 tùy theo hệ khung sắt chịu lực đi kèm. So với chi phí xây gach nung truyền thống vẫn còn chưa rẻ.
Tuy nhiên, hiện thời xu hướng sử dụng các loại vật liệu không nung đang được khuyến khích sử dụng,
Thông tư số 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây gạch không nung trong các công trình xây dựng, quy định việc sử dụng vật liệu xây gạch không nung trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để làm tường, vách ngăn và khối xây.
Vật liệu xây không nung gồm: gạch bê tông không nung; vật liệu nhẹ: gạch hoặc tấm panel từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000kg/m3; tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel bê tông, tấm panel nhẹ; gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp; gạch silicát.
Do vậy, dù cho giá của tấm cemboard cao đi chăng nữa thì đây vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang có ý định xây dựng một công trình nào đó.
Nhược điểm thứ mười: Chưa bán đại trà, các vùng sâu xa khó tiếp cận
Tấm Cemboard hiện giờ chủ yếu được phân phối qua hệ thống các đại lý tại những đô thị lớn. Đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa thì người dân vẫn chưa tiếp cận thuận lợi được, điều này cũng gây khó khăn rất nhiều vì nhu cầu sử dụng tấm Cemboard làm nhà lắp ghép rất lớn, đặc biệt tại các tỉnh, huyện vùng núi.
Giải pháp khắc phục:
Có thể tìm hiểu đặt mua hàng online hoặc liên hê với các nhà sản xuất, nhà phân phối giới thiệu các đại lý ở gần nhất để thuận tiện cho việc xem và mua hàng.
Tóm lại, bất kỳ loại vật liệu nào cũng sẽ có ưu điểm và khuyết điểm, nếu chúng ta nắm rõ sẽ giúp tạo sự thuận lợi trong quá trình thi công xây dựng, giảm thiểu các chi phí sửa chữa phát sinh, tạo cho công trình sự bền vững theo thời gian.
Mua tấm Cemboard ở đâu giá rẻ, chất lượng?
Thị trường vật liệu xây dựng khá đa dạng vì thế mà có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng cung cấp hàng chất lượng chính hãng Thậm chí họ vì lợi ích cá nhân, một số đơn vị nhập hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch đẻ lừa người tiêu dùng. Chính vì thế, tìm được địa chỉ tin cậy, uy tín như mò kim đáy bể.
Hiện nay, nhiều khách hàng thông thái truyền tai nhau một địa chỉ “vàng”. Đó là công ty Thế Giới Vật Liệu Nhà Xanh. Đây là đơn vị nhập khẩu, trực tiếp phân phối các sản phẩm xây dựng từ nhà máy mà không qua bất cứ một trung gian nào.
Vật Liệu Nhà Xanh là một trong những đơn vị chuyên phân phối dòng sản phẩm Cemboard chất lượng cao với giá thành tốt nhất tại địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận. như: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Vũng Tàu…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp vật liệu xây dựng, vật tư trang trí nội thất chính hãng giá tốt cũng nhiều ưu đãi cho khách hàng, chế độ bảo hành sản phẩm dài hạn, chế đổi giao hàng và đổi trả linh động. Chúng tôi tự tin là đơn vị phân phối tấm Cemboard với giá thành và dịch vụ tốt nhất hiện nay.
Nguyễn Tuấn Anh là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu trang trí nội ngoại thất tại Nhà Xanh, với nhiều năm kinh nghiệm phân phối các loại vật liệu xây dựng xanh. Sản phẩm của Nhà Xanh luôn đảm bảo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời mang đến giải pháp vật liệu với giá thành cạnh tranh.
Với niềm đam mê và tìm hiểu không ngừng, Nhà Xanh luôn cập nhật xu hướng vật liệu trang trí mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, hợp tác cùng các chuyên gia thiết kế, kiến trúc để mang đến sản phẩm “Đẹp – Chất Lượng – Rẻ Nhất” cho khách hàng Việt Nam.
Tổng kho tại Thành phố Hồ Chí Minh
– R23 Dương Thị Giang, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tphcm
– Tel – Zalo: 0902890510 – 0347546889
———————————————-
Chi nhánh tại Quy Nhơn:
– 201 Ngô Mây, P. Quang Trung. Quy Nhơn
– Tel – Zalo: 0944781100